Hiện nay, sofa đã trở thành một sản phẩm không thể thiếu trong không gian phòng khách của gia đình cũng như khu vực tiếp khách của doanh nghiệp. Để lựa chọn một bộ sofa phù hợp, người tiêu dùng thường cân nhắc về kiểu dáng và trong đó, chân ghế là một bộ phận không thể không nhắc đến để cấu thành một bộ sofa phù hợp.
Vậy làm sao để lựa chọn được một loại sofa có chân ghế phù hợp? Qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về các loại chất liệu khác nhau của chân ghế sofa, từ đó sẽ hiểu rõ hơn và dễ dàng đưa ra quyết định của mình.
Nội dung bài viết
Chân ghế sofa là gì?
Chân ghế sofa là một bộ phận nằm cuối cùng ở đáy của sofa . Chân ghế giúp nâng đỡ bộ sofa có thể đứng chắc chắn và chịu được lực tác động lên bộ ghế, tạo sự an toàn cho người ngồi.
Hiện nay, các kiểu chân ghế sẽ được thay đổi và biến đổi tùy theo từng kiểu dáng sofa để tăng tính thẩm mỹ bên cạnh các tính năng như chống đỡ, nâng chiều cao cho sản phẩm và dễ dàng hơn trong việc vệ sinh, dọn dẹp gầm ghế.
Các loại chất liệu chân ghế sofa phổ biến
Để phù hợp với nhiều sự lựa chọn cũng như chất liệu, kiểu dáng của sofa thì chân ghế cũng được thay đổi chất liệu. Trong đó, có 3 chất liệu được sử dụng phổ biến nhất là: inox, sắt và gỗ.
Chân sofa inox
Sofa chân inox mang nét đẹp hiện đại và tinh tế, giúp cho tính thẩm mỹ của sản phẩm được tăng lên đối ta. Với loại sofa chữ U, chữ L hay các dòng sofa cỡ lớn, chân ghế inox sẽ được tùy biến nhiều hình dạng tùy theo phong cách của ghế. Loại chân ghế này sẽ rất phù hợp với những căn phòng có sử dụng thảm trải sàn.
Ưu điểm của sofa chân inox
- Có độ bền tốt.
- Chịu lực cao.
- Mang tính thẩm mỹ cao, sang trọng và tinh tế.
- Dễ tháo rời vì chân được đính bản lề với thân ghế.
- Không hút ẩm nên dễ vệ sinh.
Nhược điểm
- Có thể gây xước sàn nhà.
- Bị oxi hóa theo thời gian sử dụng.
- Ít mang tính sang trọng hơn chân gỗ.
Chân sofa sắt
Chân sofa sắt cũng được nhiều người lựa chọn bởi tính chịu lực của nó. Với chân sắt sắt giúp bộ sofa chịu tải và chắc chắn hơn rất nhiều. Ngoài ra, Bộ ghế sofa chân sắt còn mang tính hiện đại, nếu kết hợp thêm thảm lót và trang trí 1 chút thì bạn sẽ mang phong cách Bắc Âu vào phòng khách của bạn.
Ưu điểm của sofa chân sắt
- Có độ chắc chắn cao.
- Độ chịu lực cao hơn chân inox và gỗ.
- Có thể dễ dàng tháo rời khi vận chuyển.
- Giá thành không cao nên dễ thay mới nếu bộ cũ bị hư hỏng.
Nhược điểm
- Có thể bị tác động từ môi trường làm giảm tính thẩm mỹ như gỉ sét.
- Không có tính thẩm mỹ tốt như các loại chất liệu khác.
- Dễ gây trầy xước nền nhà.
- Dễ bị cong vênh.
Bạn có biết: Có những loại sofa nào trên thị trường nội thất?
Chân sofa gỗ
Sofa chân gỗ thường được làm từ gỗ dầu hay gỗ bạch đàn đã qua xử lý mối mọt để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm của sofa. Hơn nữa, khi sử dụng khung chân gỗ, sản phẩm thường có tính thẩm mỹ và giá trị cao hơn
Ưu điểm của sofa chân gỗ
- Tính thẩm mỹ cao và thân thiện với môi trường.
- Đem đến giá trị cao cho bộ sofa.
- Khi sử dụng các loại gỗ quý như trầm hương, ngọc am,… đem lại mùi dễ chịu cho người dùng.
- Trọng lượng nhẹ.
- Dễ lau chùi, vệ sinh.
- Không bị oxi hóa nên bền đẹp theo thời gian.
- Không tác động lên sàn nhà làm trầy xước bề mặt.
Nhược điểm
- Sức chịu đựng không cao bằng inox và sắt.
- Nếu sử dụng các loại gỗ kém chất lượng sẽ dễ bị mối mọt, hư sớm và tuổi thọ không cao.
- Giá thành của sofa sẽ bị “dội” lên ít nhiều.
- Chân gỗ thường được thiết kế dính liền với phần thân nên sẽ khó việc di chuyển sản phẩm.
Nên lựa chọn loại chân ghế nào?
Trong tất cả các dòng sofa thì chân sắt sẽ ít được người tiêu dùng lựa chọn hơn sofa chân gỗ và sofa chân inox. Trong đó, theo kinh nghiệm của Phan Gia thì các loại sofa chân gỗ sẽ được lựa chọn nhiều nhất giữa 2 sản phẩm sofa chân gỗ cao và sofa chân gỗ thấp.
Nếu như các gia đình với phong cách hiện đại và ở nhà phố, chung cư sang trọng sẽ phù hợp với sofa chân ghế inbox hơn so với sofa chân gỗ. Loại hình sofa chân gỗ nhẹ nhàng sẽ phù hợp với gia đình ở căn hộ chung cư nhỏ gọn mang đến tính gọn gàng cho không gian.
- Sofa chân sắt và chân gỗ: Nếu xét trên tính thẩm mỹ thì sofa gỗ vượt trội hơn hẳn so với sofa chân sắt. Bộ sofa chân gỗ đơn giản, mềm mại và trẻ trung hơn so với sofa chân sắt. Nhưng về tính tiện nghi cũng như sự huyền bí, độ sáng dành cho căn phòng thì sofa chân sắt sẽ chiếm ưu điểm hơn rất nhiều. Sofa chân sắt thường sẽ có các đường nét nhẹ nhàng, tuy hơn khô khan nhưng lại phù hợp phong cách chững chạc của tầng lớp thượng lưu,…
- Sofa chân sắt và chân inox: Nếu dựa trên các sự thẩm mỹ, sofa chân inox trẻ trung và sang trọng hơn so với sofa chân sắt. Sofa chân inox sẽ phù hợp với nhiều không gian của nhà phố hiện đại hơn sofa chân sắt đơn điệu, kém phần tinh tế hơn.
Tuy nhiên, bạn nên suy nghĩ về việc tính năng của từng sản phẩm để phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình cũng như bản thân. Đặc biệt, nếu gia đình bạn sử dụng gạch lát nền và không dùng khăn trải thì nên tránh dùng các sản phẩm sofa chân inox hay sắt.
Các kiểu dáng chân sofa
Tùy theo chất liệu mà bạn có thể tìm thấy hình dạng của chân ghế mong muốn. Tuy nhiên, hiện nay có các loại chân ghế phổ biến sau:
Chân ghế sofa tiện tròn
Là dạng chân gỗ được tiện tròn với tính thẩm mỹ cao. Tùy theo kiểu dáng của ghế và chiều cao mong muốn mà chân sẽ được tiện tròn theo kiểu dáng khác nhau. Đôi khi, chân ghế sofa tiện tròn còn được bọc bên ngoài một lớp inox mỏng để tạo độ nặng mang đến sự chắc chắn cho ghế khi sử dụng.
Loại chân ghế này phù hợp với các thiết kế sofa cổ điển và tân cổ điển, được nhiều gia đình ưa chuộng và tìm kiếm trên thị trường nội thất.
Chân ghế sofa chạm trổ hoa văn
Đây là dạng chân ghế của những dòng sofa tân cổ điển. Các loại chân ghế này thường có chiều cao cao hơn các loại chân tiện tròn, có khả năng nâng đỡ sofa và tăng thêm tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Mẫu chân ghế này phù hợp với phong cách sofa hoàng gia tinh tế và sang trọng, đẳng cấp.
Chân ghế sofa dạng ống dài
Loại chân ghế này thường được làm từ gỗ và inox có khả năng tăng chiều cao cho sofa, từ đó phù hợp với nhu cầu của người dùng yêu thích sự thông thoáng và cao ráo.
Kiểu dáng chân ghế này thường dành cho sofa hiện đại, thiết kế tối giản.
Chân ghế sofa vuông thấp
Đây là dạng chân ghế làm từ gỗ với kiểu dáng vuông hay hình chữ nhật có chiều cao khá thấp. Thông thường, loại chân ghế này thường được giấu bên trong và khó nhìn thấy. Ưu điểm lớn của loại chân ghế này là độ chắc chắn, chịu lực tốt. Tuy nhiên, bạn sẽ khó vệ sinh làm sạch bên dưới ghế và có cảm giác nặng nề khi sử dụng.
Chân ghế sofa chữ V
Chân ghế chữ V thường có 3 cạnh chắc chắn để trụ ở 1 góc, tạo nên độ chịu lực cao và chắc chắn, an toàn cho người dùng. Ngoài ra, chúng cũng dễ dàng tháo lắp để tiện việc di chuyển mà không gặp nhiều vấn đề khác.
Chân ghế sofa ống tròn
Chân ghế sofa ống tròn là loại chân an toàn có kiểu ống tròn dài, chắc chắn. Thiết kế nằm ngang hạn chế việc tác động lên sàn làm trầy xước mặt sàn, giúp bạn không lo sợ chân ghế hay sàn nhà, thảm trải bị ảnh hưởng.
Chân ghế sofa bằng sắt ống vuông
Dạng ống vuông được thiết kế chắc chắn, được tạo nên từ các khối sắt hộp rỗng bên trong mang đến trọng lượng nhẹ nhưng vẫn đủ tính bền cùng chịu lực, giúp bạn yên tâm trong quá trình sử dụng.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều kiểu dáng chân ghế sofa khác nhau tùy theo từng loại ghế sofa với kiểu dáng đa dạng khác.
Một số mẫu sofa có chân hot nhất hiện nay
Sofa chân sắt hiện đại
Với chất liệu sắt đơn giản, không quá cầu kỳ trong thiết kế sẽ mang sự tối ưu về tính thẩm mỹ hiện đại, sang trọng cho không gian gia đình bạn.
Sofa chân gỗ cổ điển, nhẹ nhàng
Chất liệu chân gỗ được biến tấu nhiều kiểu dáng khác nhau giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn hơn trong phong cách và bố cục sắp xếp, giúp bạn có không gian tinh tế và ấm cúng hơn.
Sofa chân inox sang trọng, tinh tế
Các loại sofa chân inox thường được sử dụng tại các phòng chờ của doanh nghiệp để tăng tính sang trọng, đẳng cấp cũng như vị thế của người chủ đối với khách hàng và các đối tác kinh doanh.
4 cách chọn chất liệu ghế sofa phù hợp
Lưu ý khi chọn chân sofa cho gia đình
Khi bạn mua sofa cho gia đình, ngoài chất liệu chính bạn còn cần để ý những vấn đề sau:
- Kích cỡ chân ghế: Kích cỡ chân ghế còn phụ thuộc vào kích cỡ của của ghế. Với các loại ghế sofa nhỏ sẽ có chân ghế nhỏ phù hợp với tổng thể, tạo cảm giác thoáng mát và nhỏ gọn. Đối với các loại sofa lớn thì chân ghế vuông và chân ghế bom sẽ làm phong cách ghế trở nên sang trọng hơn.
- Kiểu dáng của chân ghế: Kiểu dáng của chân ghế thường có nhiều hình dạng khác nhau như hình vuông, chân kiềng, chân trụ, chân bom, chân khung,… tùy theo phong cách, kiểu dáng của sofa được thiết kế.
- Chiều cao của chân ghế: Chân ghế sofa có nhiều kích cỡ cũng như chiều cao. Các bộ sofa hiện đại, sang trọng thường sử dụng các loại chân ghế thấp để tạo kết cấu nguyên khối cho sofa.
- Chất liệu của chân ghế: Chân của sofa thường được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau như gỗ, sắt, inox,… và có nhiều ưu điểm để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
- Chân inox: Loại chất liệu này có thể chịu lực lớn, gam màu sáng và không sợ hoen gỉ. Chân inox được dùng là inox 304 và 201, trong đó các loại ghế thường dùng loại gỗ inox 304.
- Chân gỗ: Chân gỗ thường được dùng loại gỗ tự nhiên đảm bảo được sự chắc chắn và an toàn khi bạn sử dụng. Hiện nay, chân ghế gỗ của sofa được phun nhiều loại màu sơn khác nhau và đẽo gọt kiểu dáng khác để kết hợp vào tổng thể, tạo nên tính thẩm mỹ cao nhất.
- Chân sắt: Là loại được ưa chuộng rất nhiều nhưng không được sử dụng nhiều như chân inox và chân gỗ. Chất liệu sắt thường được phun sơn tĩnh điện chống hoen gỉ và oxi hóa.
Nên mua sofa có chân ở đâu hcm?
Hiện nay, các dòng sản phẩm sofa có chân được cung cấp từ nhiều cơ sở sản xuất trong và ngoài nước giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn cho không gian sống của mình. Tuy nhiên, vì nhiều cơ sở sản xuất nên người tiêu dùng khó có thể tìm được cơ sở uy tín để “chọn mặt gửi vàng”.
Nội Thất Phan Gia là một trong những cơ sở cung cấp, sản xuất và gia công sofa uy tín trên thị trường nội thất trong nhiều năm qua. Khi lựa chọn Phan Gia, bạn sẽ được gì?
- Giá thành tốt nhất thị trường: Phan Gia có xưởng sản xuất nên tiết kiệm được cho bạn rất nhiều chi phí khác. Từ đó, giá thành của sofa tại Phan Gia được xem là tốt nhất thị trường và có thể tự tin nói rằng, chỗ nào rẻ hơn – hoàn lại tiền!
- Dịch vụ tư vấn tận tình: Khi bạn tìm đến Phan Gia, nhân viên tư vấn với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sẽ đưa ra những lời khuyên và thông số rõ ràng để bạn hiểu hơn về sản phẩm trước khi quyết định chọn cho mình một bộ sofa cao cấp.
- Các dịch vụ hậu mãi tốt nhất: Ngoài việc tư vấn miễn phí, Phan Gia còn hỗ trợ dịch vụ giao hàng và lắp đặt sản phẩm tận nhà cho bạn, giúp bạn tiết kiệm thời gian và an tâm hơn. Ngoài ra, các dịch vụ như bảo hành sản phẩm, quà tặng đi kèm,… luôn được đảm bảo để bạn có trải nghiệm sản phẩm tốt nhất!
Mọi thông tin, địa chỉ của Phan Gia luôn được công khai với khách hàng để bạn hiểu rõ hơn về đội ngũ cũng như dịch vụ mà Phan Gia cung cấp mà không cần lo lắng về việc lựa chọn Phan Gia làm người bạn đồng hành với gia đình kiến tạo không gian sống tiện nghi.
Hướng dẫn cách sửa chân sofa tại nhà đơn giản
Trong quá trình sử dụng, bạn không thể tránh khỏi việc bị hư hại chân ghế sofa. Để tiết kiệm chi phí sửa chữa khi mang ra ngoài tiệm, bạn có thể sửa chữa tại nhà.
Vật dụng cần chuẩn bị: cưa cầm tay, dao cắt gỗ, máy bào cầm tay, máy mài cầm tay, keo dán gỗ, sơn vecni,…
Bạn có thể làm theo các bước sau đây:
Bước 1: Lau ghế bằng khăn ẩm vắt khổ, xịt thêm thuốc diệt mối mọt để giữ độ bền cho sản phẩm.
Bước 2: Đặt ghế nằm xuống để chân ghế hướng lên trên tiện cho việc sửa chữa.
Bước 3: Lấy keo dán gỗ bôi vào vị trí gãy và đưa phần bị gãy rời đặt lên (thao tác nhẹ nhàng để phần nối thật kín và khít). Sau đó, cố định phần gãy vào chân ghế (thực hiện mạnh và dứt khoát, giữ chặt tay).
Bước 4: Giữ chặt chân ghế bằng dây thép cuốn vị trí dán keo hoặc dùng kìm vặn.
Bước 5: Đặt khoảng 15 phút để keo khô rồi lau sạch phần keo bên ngoài chân ghế để giữ tính thẩm mỹ.
Bước 6: Dùng máy mài mài một đường dọc theo chân ghế gãy (sâu khoảng 1.5cm, 20cm chiều dài và 1.5cm chiều ngang) để vị trí gãy nằm giữa đường mài. Bạn mài thêm một đường tương tự phí sau chân ghế gãy.
Bước 7: Đo độ dài phần vừa mài rồi cưa một thanh gỗ có độ dài, độ cao và độ sâu như vừa làm trên chân ghế.
Bước 8: Gắn một lớp lót keo ở vị trí đường mài rồi đưa thanh gỗ vào vị trí đó. Nếu đường mài không đều và bị hở, bạn có thể dùng mùn cưa để đắp vào.
Bước 9: Đợi đến khi keo đã khô, bạn cắt gọt miếng gỗ cho phẳng để tăng tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó, để bào cho mịn gỗ, bạn có thể sử dụng máy bào cầm tay rồi dùng sơn vecni có màu giống với sản phẩm ban đầu.
xem thêm:
Có nên mua gối tựa sofa không?
Ghế đôn sofa là gì?
Tôi là Lưu Định Thiết, hiện đang là giám đốc điều hành tại nội thất Phan Gia. Trong blog của tôi sẽ chia sẽ các kiến thức về nội thất phòng khách, phòng ngủ và nhà bếp, được mình đúc kết với nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực nội thất này.
Ngoài chia sẽ trên blog, tôi cũng sẽ quay nhiều video hữu ích để chia sẽ về các chủ đề tương tự. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn đọc.